Măng tây là gì? Kỹ thuật trồng măng tây cho năng suất cao
Breaking news

Măng tây là gì? Kỹ thuật trồng măng tây cho năng suất cao

13-08-2020 84 Comments 1011 Views

      Măng tây được coi là một nguồn thực phẩm “vàng” được nhập khẩu vào Việt Nam từ lâu. Măng tây là thực phẩm rất gần gũi với người nông dân, giống măng tây không những chỉ dễ trồng mà nó còn đem lại lợi ích cho sức khỏe và cung cấp giá trị dinh dưỡng cao. Vì thế để tìm hiểu măng tây là gì? Kỹ thuật trồng măng tây thì hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

Măng Tây Là Gì?

Măng tây là gì?
Măng tây là gì?

  Trước khi tìm hiểu “kỹ thuật trồng măng tây” chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua “măng tây là gì?”. Măng tây được biết là nguồn thực phẩm lâu năm, ngoài tên gọi “măng tây” thì còn được biết đến với tên tiếng anh là Asparagus và có nguồn gốc từ Châu Á. Măng tây là loại rau thuộc dòng họ cao cấp được du nhập vào nước ta những năm 60. Nhưng loại thực phẩm này vẫn còn chưa được sử dụng phổ biến trong thực đơn bữa ăn hằng ngày.

  Hạt giống măng tây sau khi được trồng phát triển thì nó có hình dạng như: ngọn giáo, thân thảo, khá giòn. Giống măng tây được trồng nhiều dùng để lấy ngọn măng non và ăn như một loại rau bình thường giống cây được trồng nhiều ở Mỹ, Trung Quốc,…và cây thường được thu hoạch vào mùa xuân.

Kỹ Thuật Trồng Măng Cho Năng Suất Cao

  Với kỹ thuật trồng măng tây có thể nói không quá khó nhưng để mang lại năng suất cao thì bà con nông dân trồng cần phải tuân theo đúng quy trình kỹ thuật. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về các bước trồng giống măng tây xanh.

   Ươm cây giống

  Bước này có thể nói là bước quan trọng giúp người trồng có thể lựa chọn cho bản thân một hạt giống măng tây tốt nhất.

   Vì hạt với vỏ của giống măng tây rất cứng, nên khi người gieo giống trồng thì cần phải ngâm trong nước nóng khoảng ở 50 độ C và ngoài ra các bạn cũng có thể canh nước theo tỉ lệ theo như 2 phần nước sôi 3 phần nước lạnh ngâm trong khoảng 24 giờ. Và cách 4 giờ các bạn thay nước một lần và chà hạt một lần.

Kỹ thuật trồng măng tây ươm cây giống
Kỹ thuật trồng măng tây ươm cây giống

   Tiếp theo đó các bạn ủ trong chiếc khăn ẩm. 24h sau các bạn lấy hạt ra, đem đi rửa sạch hạt và lập lại các thao tác ủ như bên trên. Sau 2 ngày hạt giống măng tây có thể nảy mần. Với những hạt giống chưa có thể nảy mần, các bạn cứ cách 24h đem hạt rửa sạch và tiến hành ủ lại như ban đầu như trên với khăn ẩm. Cho tới khi toàn bộ hạt giống bị nứt nanh ra hết.

   Sau khi hạt nứt nanh ra hết, thì các bạn có thể tiến hành gieo hạt. Và đất dùng để gieo hạt các bạn trộn theo tỉ lệ như sau: 2 phần đất, 1 phần phân hữu cơ, 1 phần xơ dừa hoặc tro trấu.

   Khi các bạn gieo hạt sâu khoảng 1 – 2.5cm. Rồi trên mặt luống các bạn phủ một lớp mùn mục rồi tưới ẩm cây. Bón phân và chăm sóc như giống cây ươm khác trong vườn. Thời gian giống cây con ở vườn ươm từ khoảng 3 – 6 tháng. Vì thế các bạn muốn trồng 1Ha giống hạt măng tây thì các bạn cần khoảng một lượng hạt từ 0.45 – 0.5 ký, thì giống cây sẽ tương ứng là 22.000 – 25.000 giống cây.

    Điều kiện vườn trồng

  Giống cây thích hợp được trồng trên như: đất cát pha, đất phù sa, đất thịt nhẹ, đất đỏ bazan, đất nham thạch núi lửa,… ngoài cũng có thể trồng trên đất được cải tạo thành đất có tính chất tơi xốp. Giàu chất dinh dưỡng và thành phần các chất hữu cơ, tầng canh tác cây dày trên 1 mét. Ngoài ra các bạn trồng giống măng tây phải đảm bảo toàn bộ rễ của cây phải được cách ly cao hơn mặt tầng đất sét và tầng phèn mực nước ngầm phải trên 50cm. Đặt biệt không được trồng trên đất bị phèn, ngập úng, đất nhiễm Đioxin,…và đất trồng măng tây không được có độ dốc quá 5 – 10%.

  Không những thế quanh khu đất trồng măng tây, các bạn trồng giống măng tây xanh nên đào hệ thống mương ruộng sâu 150 – 200cm để cây có thể thoát nước vào mùa mưa. Các bạn cũng có thể áp dụng trồng thêm các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao.

Điều kiện vườn trồng của măng tây
Điều kiện vườn trồng của măng tây

   Lên luống:

  Trước khi cây bắt đầu lên luống từ 10 – 15 ngày, các bạn làm cho đất bằng phẳng và xử lý các cỏ dại và vi sinh vật ở cây. Sau khi xử lý vi sinh vật, thì các bạn tiếp tục tiến hành cải tạo đất trồng măng tây theo các phương pháp sau:

   Quy trình 1:

  Các bạn rải khoảng 1 – 3 tấn vôi và sau đó bổ sung thêm 1 lớp cát đen dày từ 20 – 30 cm. Bạn có thể trộn đều với lớp đất mặt thành một lớp đất cát pha tơi xốp với tỉ lệ 50/50 và đất tơi xốp dày từ 40 – 50 cm.

  Lưu ý: Nếu đất chồng là đất cát pha 50/50 có thành phần tự nhiên thì không cần bổ sung thêm cát đen san nền.

  ➪ Quy trình 2:

  Tùy thuộc vào độ phì nhiêu của đất, các bạn trồng có thể bón lót từ 20 – 50 tấn phân xanh (bao gồm vỏ hoặc bã thực vật của các loại cây mang họ đậu, rơm rạ, lục bình, tro trấu,…), phân chuồng ủ hoai + thành phần chất trichoderma, phân hữu cơ, phân trùn quế và cách chất phân vi sinh hữu ích tạo thành một lớp có độ dày từ 20 – 30 cm. Tiếp theo đó các bạn đem trộn đều với lớp mặt đất của ở quy trình 1.

  ➪ Quy trình 3:

  Xẻ rãnh thoát nước của cây rộng từ 20 – 40 cm và sâu từ 20 – 60 cm.

  ➪ Quy trình 4:

  Tiếp theo đó các bạn lấy một lớp đất phủ lên mặt cuống dày 10 – 20 cm, và sau đó bón thêm 1 – 2 tấn phân lân hoặc chất vôi khử phèn và kết hợp chung với nước xử lý thuốc diệt cỏ côn trùng, tuyến trùng, cà các loại nấm bệnh. Rồi bổ sung thêm một lớp cát san nền có độ dày từ khoảng 20 – 30 cm trộn đều thành một lớp đất cát pha 50/50 cũng có độ dày từ 20 – 40 cm.

  ➪ Quy trình 5:

  Đây có thể nói là bước cuối cùng, các bạn bón thêm 10 – 50 tấn thành phần phân xanh, phân chuồng ủ hoai với thành phần chất trichoderma, phân hữu cơ tổng hợp, phân trùng quế, phân vi sinh hữu ích thành có độ dày từ 20 – 30 cm. Cuối cùng các bạn trộn đều thành phần này với lớp đất lên luống ở quy trình 4.

  Khi các bạn đã thực hiện xong 5 quy trình, thì các bạn sẽ có tầng canh tác có độ dày từ 100 – 120 cm và đất hoàn toàn tơi xốp, giàu thành phần chất dinh dưỡng và có đủ vi sinh hữu ích. Và các bạn cũng sẽ có rãnh thoát nước có độ sâu từ 60 – 80 cm. Đã giúp các bạn trồng măng tây hoàn toàn không sợ rễ của cây bị nhiễm phèn hay bị ngập úng nước do mưa to.

  Khi đất được chúng ta cải tạo xong, giống măng tây sẽ được lên luống. Đặc biết khi các trồng măng tây nên chọn đúng hướng trồng để cây hấp thụ đủ ánh sáng, thường thì cây sẽ được hấp thụ ánh từ ánh nắng hướng đông tây tốt nhất. Khoảng thời gian cây hấp thụ ánh nắng từ 7- 8 giờ/ ngày.

  Ngoài ra, cây còn phụ thuộc vào địa lý từng địa phương, người trồng có thể tự thay đổi theo độ cao và bề rộng của luống cây. Vì vậy, trong khoảng thời gian 2.5 – 3 tháng chờ ươm giống măng tây các bạn có thể trồng thêm những cây mang họ đậu để cải tạo đất trồng và giúp tăng thu nhập.

  ➤ Trồng cây

  Giống cây con đạt tiêu chuẩn: Nếu cây con đạt tiêu chuẩn phải có màu xanh mướt, cây không bị nhiễm bệnh, cây vươn lên dài khoảng 25 – 30 cm.

  Các bạn đào hố sâu khoảng 50 cm và tùy thuộc vào địa lý địa phương mà các bạn có thể chọn cách trồng măng tăng theo hàng đơn hoặc hàng đôi.

  Đối với cây trồng hàng đơn: Mật độ cây 18.000 cây/ha. Cây cách cây nhau khoảng 40 – 50 cm, hàng cách hàng 120 – 150 cm.

  Cây trồng hàng đôi: mật độ cây từ 27.000 cây/ha. Cây cách cây nhau khoảng 40 – 50 cm, hàng cách hàng 120 – 150 cm.

  Hoàn tất giai đoạn trồng cây, các bạn lấy đất 2 bên phần mép liếp đất hai bên đất trồng để vun lên gốc cây, chúng ta phủ một lớp đất cao khoảng 5 cm cho vào những gốc cây đã trồng để bảo vệ đi phần cổ rễ và để giúp giữ cho măng tây được thẳng đứng giúp cây hấp thụ và quang hợp với nắng. Vì thế kết hợp tạo mặt liếp đất trồng dốc nghiêng về hai bên mép liếp để cây thoát nước, rồi sau đó tiến hành tưới nước hằng ngày kết hợp bằng phương pháp tưới thấm và liên kết bón phân qua rãnh. Hoặc các bạn tưới phun sương một giờ tới và một giờ nghỉ cũng có thể tới nhỏ giọt để giữ ẩm cây.

  Vì thế, người trồng cây cần theo dõi cây trồng thường xuyên, để kịp phát hiện cây hư hỏng và có sâu bệnh hoặc chết thì kịp thời tiến hành bổ sung thêm cây.

  ➤ Chăm sóc

  Khi các bạn thấy bụi măng chuyển sang màu vàng thì cây măng đã bị già sẽ cho năng suất và chất lượng kém. Vì thế cần tiến hành kiểm tra và dưỡng những cây măng tơ, nhổ bỏ đi những cây măng già đi. Vòng đợi sống của một cây măng tây già thường từ 2 – 3 tháng.

  Khi đang trong quá trình trồng măng tây, các bạn có thể sử dụng ngói âm dương để có thể be bờ cho các luống măng. Nó sẽ giúp cho các luống măng sẽ được vững chắc và giữ được các chất cần thiết cho cây.

Cách chăm sóc, bón phân và thu hoạch măng tây hiệu quả
Cách chăm sóc, bón phân và thu hoạch măng tây hiệu quả

  ➤ Bón phân

  Sauk hi các bạn tiến hành trồng măng tây trong 15 ngày thì sẽ tiến hành phân bón cho cây: Loại phân bón thường được dùng NPK 16 – 16 – 16, liều lượng sử dụng cho cây: 150kg/Ha được kết hợp với xới xáo, làm cỏ, vun gốc nhẹ.

  Quy trình cứ thế lập lại trong vòng 15 ngày, khi cây mọc trên một tháng tuổi sẽ được tăng dần lượng bón phân cho cây NPK lên 200 kg, 250 kg, 300 kg/Ha. Và sau mỗi đợt thu hoạch cây các bạn nên nghỉ dưỡng cây và tiến hành thực hiện bón phân cho cây, đối với phân hữu cơ 10 – 20 tấn/Ha, hoặc cũng có thể 1 – 2 tấn hữu cơ vi sinh và 300 – 400 kg NPK 16 – 16 – 16 kết hợp với việc cắt hạ ngọn để kích thích măng tây phát triển.

  ➤ Thu hoạch

  Các bạn nên thu hoạch măng tây hằng ngày. Thường tốt nhất 5 – 9h sáng. Và các bạn chỉ nên hái những búp măng nhô lên khỏi phần mặt đất từ 25 – 30 cm, đối với đầu măng còn búp.

  Lưu ý: Các bạn không nên thu hoạch măng tây vào mùa mưa. Vì khi thu hoạch măng các vết gãy của măng khi bị bẻ đi rất dễ làm cây bị sâu bệnh tấn công. Ngoài ra, khi thu hoạch măng các bạn không nên tưới phân vì khi các bạn lỡ tưới phân sẽ làm cho nươc phân tưới dính vào vết gãy sẽ làm cho măng tây bị sốc và thối dần từ vết gãy tới bộ phận rễ cây.

  Còn đối với miền Bắc có mùa đông thì cây sẽ rơi vào tình trạng ngủ đông khi nhiệt độ rơi từ 15 độ C, thời gian này sẽ làm cho cây ngả vàng và chúng ta cắt cây cách phần mặt đất từ 7 – 10 cm và tiến hành tưới sâu đất 10cm và cách gốc cây cũng khoảng 10 cm dùng để phơi khô đất.

  Ngoài ra, nếu các bạn muốn biết thêm thông tin giá bán măng tây bao nhiêu hiện nay trên thị trường là bao nhiêu thì các bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau đây.

  Với những thông tin cung cấp trên đây về “măng tây là gì? Kỹ thuật trồng măng tây cho năng suất cao” hy vọng bài viết có thể giúp ích cho các bạn có thêm những thông tin và kiến thức cần thiết về việt trồng măng tây như thế nào hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc gì thì có thể liên hệ qua số đt:

Tin Liên Quan